Đầu tư 750.000 tỷ đồng nâng cao các hạ tầng giao thông Đông Nam Bộ


Trong ngày 23/10, tại hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải - Nguyễn Quốc Thắng đã trình bày tham luận về “ Tháo gỡ điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng giao thông ứng nhu cầu phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Vùng Đông Nam Bộ sở hữu vị trí chiến lược về chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước Việt Nam. Hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ có đầy đủ 5 phương thức vận tải chuyên dụng như đường bộ, đường thủy, đường hàng hải, đường sắt và hàng không.


Thực trạng của hệ thống giao thông tại Đông Nam Bộ


Đường bộ


Trong đó 2 tuyến cao tốc đang được khai thác là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.

Bên cạnh 2 tuyến cao tốc huyết mạch đang được khai thác, một số đoạn cao tốc Bắc - Nam nằm ở phí Đông được được đầu tư xây dựng. Phần lớn các tuyến cao tốc trên toàn vùng đang từng bước được nâng cấp cải tạo, đoạn cao tốc Tân Vạn - Bình Chuẩn thuộc đường Vành Đai 3 đã được lên kế hoạch đầu tư và chuẩn bị đi vào quá trình xây dựng.

Đường sắt


Tuyến đường sắt quốc gia nối từ Bắc - Nam qua vùng Đông Nam Bộ với tổng chiều dài lên đến 110 km. Hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vì chất lượng hạ tầng thấp và chưa thuận tiện kết nối với đường bộ.

Đường thủy


Có 4 tuyến hành lang chính đang đóng vai trò kết nối liên và nội vùng. Trong đó có 2 tuyến kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, 1 tuyến kết nối Đồng Nai, Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh và 1 tuyến kết nối cảng biển Cái Mép - Thị Vải với Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa trong khu vực.

Hệ thống cảng biển trong vùng đã được đầu tư đúng theo chính sách quy hoạch, trong đó cảng Cái Mép - Thị Vải hiện thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và là một trong 21 cảng biển có thể tiếp nhận được những tàu có trọng tải 200.000 DWT.

Đường hàng không


Hiện nay, có 2 sân bay tại vùng Đông Nam Bộ đang được khai thác vận hành là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Côn Đảo, sắp tới sẽ được đầu tư mở rộng. Sắp tới trong giai đoạn năm 2025 với công suất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm sân bay Long Thành sẽ giảm bớt áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Hiện nay, nguồn lực đang được tập trung vào đầu tư phát triển các hạ tầng vùng Đông Nam Bộ để cải thiện được khả năng kết nối liên vùng, giải tỏa áp lực cho các hạ tầng hiện tại, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của logistic và kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống hạ tầng kết nối vẫn còn nhiều điểm hạn chế và các điểm nghẽn đã làm chậm đi tốc độ phát triển của khu vực. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng chia sẻ về dự kiến với tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển các hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.000 tỷ đồng, trong đó cần khoảng 342.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2021 - 2025 và 396.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2026 - 2030.

Trong đó, đầu tư vào xây dựng các tuyến cao tốc Bắc - Nam, các cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ liên vùng, các đường vành đai và các đầu mối giao thông quan trọng thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.


Giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn giao thông tại Đông Nam Bộ


Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều năm qua vùng Đông Nam Bộ vẫn luôn đứng đầu cả nước về quy mô GDP và thu ngân sách nhà nước. 

Đường bộ


Dự án đường Vành Đai 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 8 dự án thành phần và được thực hiện theo hình thức đầu tư công.
8 dự án thành phần này đi qua địa bàn 3 tỉnh giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là Bình Dương, Đồng Nai và Long An, với tổng mức đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng.

Đường sắt


Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam và khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh hiện có để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác của đường sắt.
Đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt độ thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đầu tư vào các tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Đường thủy


Cải tạo và nâng cấp cấp các kỹ thuật khai thác vận hành các tuyến vận tải thủy nội địa như các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương, Bến Kéo, Bến Súc, Cà Mau và ngược lại.

Nâng cấp luồng hàng hải vào cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải, luồng Soài Rạp sẽ kêu gọi được nguồn vốn đầu tư vào các cảng biển đưa các cảng biển trong khu vực trở thành trung tâm logistic lớn. Đẩy nhanh tốc độ hoàn thành công tác di dời các cảng trên sông để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế.

Đường hàng không


Đầu tư vào khai thác nhà ga T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành trong giai đoạn 1 và tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 để nâng cấp công suất lên 50 triệu lượt khách mỗi năm. Nâng cấp sân bay Côn Đảo và khôi phục sân bay Biên Hòa - Vũng Tàu.



Phát triển đồng bộ các hạ tầng giao thông trong khu vực sẽ góp phần đưa quốc gia trở thành trung tâm logistic lớn tại khu vực Đông Nam Á. Với việc các hạ tầng trong khu vực được đầu tư bài bản, các bất động sản quanh khu vực cũng sẽ sở hữu được tiềm năng tăng giá mạnh mẽ và khả năng khai thác thu lợi nhuận vượt trội, điển hình như các dự án nằm trên cung đường biển Hồ Tràm như dự án Venezia Beach Resort.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY ĐỊA ỐC UNIFY REAL ESTATE

Địa chỉ công ty địa ốc Unify Real Estate: 12A Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình 

Số điện thoại giám đốc công ty Unify Real Estate: 0905 750 404 (Mr.Quang)

Số điện thoại Lead dự án Venezia Beach: 0944 458 008 (Mrs.My)

Email: unifyreal@gmail.com - chúng tôi sẽ trả lời ngay khi nhận được email

Tin liên quan

Phòng kinh doanh chủ đầu tư

Hotline: 0905750404

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN

(Xin hãy điền vào ô dưới, nhân viên sẽ liên hệ lại ngay cho quý khách).